Trên thị trường có rất nhiều vật liệu làm trần nhưng trần thạch cao được đánh giá là bền đẹp nhất, được ưa chuộng nhất. Vậy trần thạch cao là gì? Vì sao phải làm trần thạch cao cho nhà ở? Khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Thạch cao là khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên có tên hóa học là calcium sulfate (CaSO4.2H2O). Thạch cao được sử dụng khá rộng rãi trong y tế, bó bột hay đúc khuôn và tạo mẫu trong kiến trúc. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thạch cao được ứng dụng rộng rãi nhất.
Để sản xuất tấm thạch cao, người ta sẽ pha thạch cao bột thành một dung dịch dạng sữa và đổ vào khuôn. Phản ứng đóng rắn của thạch cao chính là quá trình Hydrat hoá, tạo liên kết tinh thể Hydrat. Tấm thạch cao được đổ theo các hình dạng, kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu và được trộn với một số chất phụ gia khác sợi thủy tinh, bông thủy tinh,... để tăng độ bên cho thạch cao.
Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả - lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Trần thạch cao được kết cấu từ các lớp vật liệu bao gồm:
- Khung xương thạch cao: công dụng chính là làm khung trụ, chỗ bám để treo các tấm thạch cao. Giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
- Tấm trần thạch cao: tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả: tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.
- Các vật tư liên quan khác.